Cho tôi hỏi, người sử dụng lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị phạt ra sao? – Tú An (Lâm Đồng).
>> Vi phạm quy định về sử dụng máy trong lao động năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất 2023 sẽ bị phạt thế nào?
Theo khoản 1, 3 và 4 Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị phạt hành chính như sau:
Hành vi vi phạm |
Mức phạt đối với cá nhân vi phạm |
|
(1) Người sử dụng lao động là cá nhân có một trong các hành vi sau: - Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật; - Thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện; - Sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc. |
Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 ngườ |
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người |
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
|
Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người |
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
|
Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người |
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
|
Đối với vi phạm từ 301 người trở lên |
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
|
(2) Người sử dụng lao động là cá nhân có một trong các hành vi sau: - Không báo cáo hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; - Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình khung cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt (nhóm 3), người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. |
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
|
(3) Người sử dụng lao động là cá nhân có một trong các hành vi sau: - Huấn luyện bắt buộc theo chương trình khung được pháp luật quy định nhưng không đủ nội dung; - Sử dụng người huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện; không đảm bảo cơ sở vật chất để huấn luyện theo quy định; - Không có tài liệu huấn luyện cho các đối tượng. |
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
|
(4) Người sử dụng lao động là cá nhân có một trong các hành vi sau: - Cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; - Cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện. |
Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng |
|
(5) Người sử dụng lao động là cá nhân có một trong các hành vi sau: - Thực hiện hoạt động huấn luyện thuộc trường hợp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã hết hiệu lực; - Thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; - Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; - Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; - Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; - Giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng |
|
(6) Người sử dụng lao động là cá nhân có một trong các hành vi sau: - Thực hiện huấn luyện thuộc trường hợp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; - Giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng |
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thì mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân vi phạm.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 bị phạt thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn internet)
Theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hình thức phạt bổ sung được áp dụng đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại tiểu mục (4) và (5) mục 1;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động giả mạo đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại tiểu mục (5) và (6) mục 1.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Buộc người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hủy kết quả huấn luyện đã cung cấp khi có hành vi vi phạm quy định tại tiểu mục (3) và (4) mục 1;
- Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại tiểu mục (5) mục 1.