Vàng 610 là vàng gì? Điều kiện kinh doanh mua bán vàng 610? Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ?
>> Cúng sao là gì? Có những sao chiếu mệnh nào theo phong thủy hiện nay?
>> Lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất (cập nhật tới tháng 01/2025)?
Vàng 610 là loại vàng có hàm lượng vàng nguyên chất chiếm 61% trong hợp kim, phần còn lại (39%) là các kim loại khác như bạc, đồng, kẽm... để tăng độ cứng và bền cho trang sức.
Đặc điểm của vàng 610:
- Có màu vàng nhạt hơn so với vàng 24K (99.99%) do chứa tỷ lệ hợp kim cao hơn.
- Độ cứng cao hơn vàng 24K, dễ chế tác trang sức hơn.
- Giá thành rẻ hơn so với vàng 18K, 22K, 24K.
- Không được coi là vàng chuẩn trong giao dịch quốc tế, chủ yếu dùng làm trang sức.
Dễ bị xỉn màu theo thời gian do chứa nhiều kim loại khác.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, quy định điều kiện kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Như vậy, để kinh doanh mua bán vàng 610 phải đáp ứng đầy đủ 02 điều kiện trên.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Vàng 610 là vàng gì; Điều kiện kinh doanh mua bán vàng 610 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải có trách nhiệm sau đây:
1. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
4. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
5. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là 07 hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng.
|