Cúng sao là gì? Có những sao chiếu mệnh nào theo phong thủy hiện nay? Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cần đáp ứng các điều kiện nào? Tôn giáo được định nghĩa như thế nào?
>> Lãi suất vay mua nhà ngân hàng nào thấp nhất (cập nhật tới tháng 01/2025)?
>> Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 02/2025?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về định nghĩa cúng sao là gì? Tuy nhiên ở bài viết này quý khách hàng có thể tham khảo định nghĩa để tìm hiểu cúng sao là gì:
Theo quan niệm dân gian, mỗi người khi bước sang một năm mới đều sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh, và mỗi ngôi sao này lại mang theo những ảnh hưởng khác nhau đến vận trình của họ. Trong số đó, có những ngôi sao mang lại may mắn, tài lộc và bình an, nhưng cũng có những ngôi sao mang đến điềm xấu, khó khăn hoặc trắc trở trong cuộc sống.
Chính vì vậy, nếu gặp phải sao xấu, nhiều người thường tiến hành lễ cúng sao giải hạn với mong muốn giảm bớt những điều không may mắn, hóa giải vận hạn, đồng thời cầu mong một năm bình an, thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Cúng sao được xem là một phong tục thể hiện niềm tin vào sự ảnh hưởng của thiên tượng đối với con người và cũng là cách để mọi người có thêm niềm an ủi, vững tâm hơn khi đối diện với những thử thách trong cuộc sống.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Cúng sao là gì; Có những sao chiếu mệnh nào theo phong thủy hiện nay (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo phong thủy và chiêm tinh học tin rằng, vào mỗi năm nếu gặp sao chiếu mệnh xấu, người ta sẽ tổ chức lễ cúng để giảm bớt vận hạn, tai ương. Đối với những người được sao tốt hoặc sao trung (có tốt và xấu), người dân vẫn có thể cúng để cầu nguyện bình an, may mắn trong năm mới.
Theo đó, có những sao chiếu mệnh theo phong thủy như sau:
- Sao chiếu mệnh tốt: Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức
- Sao chiếu mệnh xấu: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch
- Sao chiếu mệnh trung: Thổ Tú, Vân Hán (Vân Hớn), Thủy Diệu.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cụ thể như sau:
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa tôn giáo như sau:
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Xem thêm: Bài khấn cúng sao giải hạn? Cách cúng sao tại nhà đơn giản?