USDT là gì? Đặc điểm chính của USDT là gì? Một số biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo đối theo Chỉ thị 02/CT-NHNN của NHNNVN.
>> IPO là gì? Quy trình tiến hành IPO như thế nào?
>> DeFiChain là gì? Ứng dụng DeFiChain trong chứng khoán như thế nào?
USDT (Tether) là một loại stablecoin – một đồng tiền điện tử được thiết kế để duy trì giá trị ổn định, thông thường neo giá vào một loại tài sản cố định, như đồng đô la Mỹ (USD). Mỗi USDT được cam kết tương đương với 1 USD, giúp nó trở thành một công cụ phổ biến trong giao dịch và lưu trữ giá trị trong thị trường tiền điện tử.
(i) Giá trị ổn định:
- USDT được thiết kế để có giá trị gần bằng 1 USD, bất kể sự biến động của thị trường tiền điện tử.
- Sự ổn định này được duy trì bởi Tether Limited – công ty phát hành USDT, thông qua việc dự trữ tài sản tương đương giá trị USDT đã phát hành (bao gồm tiền mặt, trái phiếu, và các tài sản tài chính khác).
(ii) Dễ dàng chuyển đổi:
- Người dùng có thể chuyển đổi giữa tiền điện tử và USDT nhanh chóng, giúp họ tránh được rủi ro khi giá tiền điện tử biến động mạnh.
(iii) Hỗ trợ nhiều blockchain:
USDT hoạt động trên nhiều blockchain phổ biến, bao gồm Ethereum (ERC-20), Tron (TRC-20), Binance Smart Chain (BEP-20), Solana, và nhiều mạng lưới khác. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và tương thích trong giao dịch.
(iv) Ứng dụng đa dạng:
- Là phương tiện giao dịch trong các sàn giao dịch tiền điện tử.
- Dùng để bảo toàn vốn trong bối cảnh thị trường biến động mạnh.
- Hỗ trợ trong các giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng với chi phí thấp hơn so với các phương thức truyền thống.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Toàn văn File word Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
USDT là gì; Đặc điểm chính của USDT là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Mục II và III Chỉ thị 02/CT-NHNN, một số biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt nam như sau:
(i) Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế.
(ii) Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.
(i) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo các nội dung liên quan tại khoản (ii) và (iii) Mục này.
(ii) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đề xuất, xây dựng khung pháp lý quản lý, xử lý đối với các loại tiền ảo, tài sản ảo và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán, trao đổi tiền ảo, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật.
(iii) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thanh tra về rủi ro tiền ảo đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trường hợp xét thấy cần thiết, có nguy cơ rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.