Có thể hiểu DeFiChain là gì? Ứng dụng DeFiChain trong chứng khoán như thế nào? Điều kiện chào bán trái phiếu theo Luật Chứng khoán 2019 bao gồm những nội dung gì?
>> FOMO là gì? Hiện tượng FOMO trong chứng khoán là gì?
>> Quy trình chào bán trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng được quy định như thế nào?
DeFiChain là một nền tảng blockchain phi tập trung được phát triển dựa trên nền tảng Bitcoin, cung cấp các dịch vụ tài chính phi tập trung như vay, cho vay, đầu tư, tiết kiệm, và nhiều tính năng khác.
Điểm đặc biệt của DeFiChain là không có cá nhân hay tổ chức nào kiểm soát mạng lưới, mang lại quyền sở hữu hoàn toàn cho người dùng đối với tài sản của họ.
Mọi giao dịch trên DeFiChain đều được ghi lại trên blockchain, đảm bảo tính minh bạch và an toàn. Nền tảng này sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS), giúp xử lý giao dịch nhanh chóng và hiệu quả.
Như vậy, thắc mắc “DeFiChain là gì?” đã được giải đáp cụ thể như trên.
(i) Tài sản tổng hợp (Synthetic Assets):
- DeFiChain cho phép tạo ra các tài sản kỹ thuật số phản ánh giá trị của các cổ phiếu, trái phiếu hoặc các tài sản tài chính khác trong thị trường chứng khoán.
- Những tài sản này được giao dịch trực tiếp trên blockchain mà không cần qua sàn giao dịch truyền thống.
(ii) Sở hữu phi tập trung:
Thay vì sở hữu cổ phiếu thông qua các công ty môi giới, người dùng có thể nắm giữ token đại diện cho cổ phiếu trong ví DeFi của họ.
(iii) Thanh khoản và giao dịch 24/7:
- Giao dịch không bị giới hạn bởi giờ hoạt động của sàn chứng khoán truyền thống.
- Cung cấp thanh khoản thông qua các Liquidity Pools (Bể thanh khoản), giúp giao dịch nhanh chóng và minh bạch hơn.
(iv) Tự động hóa thông qua hợp đồng thông minh:
DeFiChain sử dụng hợp đồng thông minh để tự động hóa các giao dịch và quản lý tài sản, giảm thiểu chi phí giao dịch và rủi ro liên quan đến lỗi của con người.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
DeFiChain là gì; Ứng dụng DeFiChain trong chứng khoán như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, điều kiện chào bán trái phiếu như sau:
(i) Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
- Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
(ii) Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại gạch đầu thứ nhất, ba, bốn, năm, sáu khoản (i) Mục này.
(iii) Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
- Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, ba, bốn, năm khoản (i) Mục này.
- Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
- Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.