Trường hợp tự ý khoan giếng sử dụng có bị xử phạt hay không? Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt được quy định như thế nào?
>> Ai được quyền miễn nhiệm CEO công ty TNHH một thành viên?
>> Nhà đầu tư nước ngoài có được trở thành thành viên hợp tác xã hay không?
Căn cứ Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012, việc đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định như sau:
(i) Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
- Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình.
- Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối.
- Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học.
- Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
(ii) Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các gạch đầu dòng thứ nhất, thứ hai và thứ tư khoản (i) nêu trên ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
(iii) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản (i) và khoản (ii) nêu trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 Luật Tài nguyên nước 2012 cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
Như vậy, trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép bao gồm trường hợp khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình. Do đó, đối với trường hợp tự ý khoan giếng sử dụng thì không bị xử phạt.
Lưu ý: Đối với trường hợp tự ý khoan giếng sử dụng cho sinh hoạt của hộ gia đình mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải thực hiện đăng ký theo quy định.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Tự ý khoan giếng sử dụng có bị xử phạt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 45 Luật Tài nguyên nước 2012, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt được quy định như sau:
(i) Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:
- Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
(ii) Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.
(iii) Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 46 Luật Tài nguyên nước 2012, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
(i) Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp.
(ii) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm nước, phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
(iii) Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp.
(iv) Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp phải tuân theo quy trình vận hành.