Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất trong việc ghi nhãn hàng hóa như thế nào? Xây dựng nguyên tắc bảo vệ thông tin người tiêu dùng bao gồm những nội dung gì?
>> Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) về trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong việc ghi nhãn hàng hóa như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
(ii) Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
(iii) Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
(iv) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất trong việc ghi nhãn hàng hóa như thế nào
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về xây dựng bảo vệ thông tin người tiêu dùng như sau:
(i) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin của người tiêu dùng phải xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin áp dụng chung cho người tiêu dùng với các nội dung sau đây:
- Mục đích thu thập thông tin.
- Phạm vi sử dụng thông tin.
- Thời hạn lưu trữ thông tin.
- Biện pháp bảo vệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin của người tiêu dùng.
(ii) Nội dung quy định tại khoản (i) Mục này phải được tổ chức, cá nhân kinh doanh công khai theo hình thức niêm yết ở vị trí dễ nhìn thấy tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có), tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin.
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về các nội khác cần thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có).
Lưu ý: Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.
- Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về giải thích định nghĩa ghi nhãn hàng hóa như sau:
Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.