Động viên công nghiệp là gì? Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh có quyền và nghĩa vụ gì? Điều kiện xác định doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng?
>> Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất trong việc ghi nhãn hàng hóa như thế nào?
>> Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2023 giải thích định nghĩa động viên công nghiệp như sau:
Động viên công nghiệp là một nhiệm vụ của động viên quốc phòng, huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực của doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang thuộc mọi thành phần kinh tế để sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật cho Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; nghiên cứu, sản xuất vật tư kỹ thuật phục vụ quốc phòng. Động viên công nghiệp được chuẩn bị và thực hiện từ thời bình, thực hành động viên khi có lệnh động viên cục bộ hoặc tổng động viên và trong tình trạng chiến tranh.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Động viên công nghiệp là gì; Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh có quyền và nghĩa vụ như thế nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 16/2023/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kết hợp với quốc phòng, an ninh cụ thể như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định liên quan khác.
- Có quyền được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
- Quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành.
- Chấp hành các quy định pháp luật, quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về hợp tác quốc tế khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Tại Điều 4 Nghị định 16/2023/NĐ-CP quy định về các điều kiện để xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng khi bảo đảm đồng thời các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp này.
- Doanh nghiệp được được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh.
- Đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên hoặc đột xuất.
- Doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.
Cơ sở động viên công nghiệp được quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ - Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2023 6. Cơ sở huy động là doanh nghiệp, tổ chức ngoài lực lượng vũ trang hoặc doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, đủ điều kiện theo quy định của Luật này được huy động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh. |