Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên của bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ? Đổi mới sáng tạo là gì?
>> Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được quy định như thế nào theo Nghị định 175?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định doanh nghiệp khoa học công nghệ như sau:
Căn cứ quy định tải khoản 2 Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về các điều kiện doanh nghiệp khoa học công nghệ cần đáp ứng bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
- Có năng lực thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định.
File Word Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 11/11/2024] |
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoa học và công nghệ 2013 về quyền của bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:
- Hưởng quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Yêu cầu bên đặt hàng cung cấp thông tin và những điều kiện khác theo thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện hợp đồng.
- Nhận kinh phí của bên đặt hàng để thực hiện hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Khoa học và công nghệ 2013 cụ thể như sau:
- Bàn giao kết quả nghiên cứu, giao nộp sản phẩm theo đúng quy định trong hợp đồng.
- Giữ bí mật về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thoả thuận.
- Không được chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho người khác nếu không có sự chấp thuận của bên đặt hàng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Khoa học và công nghệ 2013 về giải quyết tranh chấp hợp đồng khoa học và công nghệ như sau:
(i) Bên vi phạm hợp đồng khoa học và công nghệ phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(ii) Tranh chấp hợp đồng khoa học và công nghệ được giải quyết trước hết theo nguyên tắc hoà giải, thương lượng trực tiếp giữa các bên. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.
Tại khoản 16 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định giải thích khái niệm đổi mới sáng tạo như sau:
Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.