Người tham gia BHYT mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng quyền lợi gì? Danh mục 62 bệnh hiểm nghèo? Các trường hợp không chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác?
>> Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm gồm những gì?
>> Hành vi nào của người sử dụng lao động được coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ 07/2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BYT, người tham gia BHYT thuộc mắc bệnh hiểm nghèo không phải thực hiện quy định về chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BYT, người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi như sau:
(i) Người bệnh được hưởng quyền lợi sau khi đã được một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục quy định tại Mục 2.
Trường hợp tại cột tình trạng, điều kiện trong danh mục bệnh tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/1025/TT-BYT có quy định người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh thì người bệnh được hưởng ngay theo quy định đó.
Quý khách hàng có thể xem chi tiết ví dụ minh họa tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BYT.
(ii) Trường hợp bệnh tại các phụ lục có quy định điều kiện hoặc tình trạng bệnh, người bệnh chỉ được hưởng quyền lợi khi đáp ứng điều kiện hoặc tình trạng bệnh đó.
Trên đây là quyền lợi của người tham gia BHYT khi mắc bệnh hiểm nghèo.
>> Xem thêm: Người mắc bệnh hiểm nghèo nào thì được xét giảm nộp thuế thu nhập cá nhân?
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Người tham gia BHYT mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng quyền lợi (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Danh mục 62 bệnh hiếm bệnh hiểm nghèo được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu 2025 tại Phụ lục I Thông tư 01/2025/TT-BYT.
Danh mục bệnh hiểm nghèo |
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 22/2024/TT-BYT, không chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tình trạng sức khỏe, bệnh lý người bệnh được xác định không đủ điều kiện để chuyển.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị đang trong thời gian cách ly y tế theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
Điều 11. Thủ tục hẹn khám lại – Thông tư 01/2025/TT-BYT Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hẹn khám lại trong trường hợp cần tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh hoặc kiểm tra lại kết quả của đợt khám, điều trị đó theo yêu cầu chuyên môn theo thủ tục sau đây: 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn khám lại trong Phiếu hẹn khám lại (bản giấy hoặc bản điện tử) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc ghi trong đơn thuốc, giấy ra viện (bản giấy hoặc bản điện tử) cho người bệnh (gọi chung là Phiếu hẹn khám lại). 2. Phiếu hẹn khám lại bản giấy có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên góc trái, phía trên và chữ ký của bác sỹ điều trị. Phiếu hẹn khám lại bản điện tử có chữ ký số của bác sỹ điều trị. Mỗi Phiếu hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần. 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn vào sổ lịch hẹn khám lại hoặc trên dữ liệu điện tử của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để theo dõi, đối chiếu khi cần thiết. 4. Người bệnh có trách nhiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đúng thời gian ghi trên Phiếu hẹn khám lại. Trường hợp người bệnh không thể đến đúng thời gian hẹn thì cần liên hệ với bác sỹ điều trị hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đặt lịch hẹn khác phù hợp. 5. Số lần hẹn khám lại được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn sau mỗi lượt khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ được hẹn khám lại một lần sau khi kết thúc một đợt điều trị. |