Dear admin TVPL, Tôi muốn hỏi công ty tôi có 2 lao động được đóng BHXH từ tháng 10 nhưng đến tháng 12 mới báo tăng lao động (vẫn báo tăng lao động từ tháng 10) thì có được không, cơ quan BHXH sẽ tính truy thu như nào ạ? trân trọng cảm ơn
>> Trách nhiệm đóng Bảo hiểm Y tế cho người lao động làm việc ở hai nơi
>> Các trường hợp lao động nước ngoài phải đóng BHXH, thuế TNCN
Chào chị Vũ Minh,
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã nhận được đề nghị hỗ trợ của mình về việc truy thu do chậm báo tăng lao động tại doanh nghiệp, theo đó, Ban hỗ trợ có ý kiến trao đổi với chị như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động có trách nhiệm tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng với người lao động, tức trong vòng 30 ngày tính từ thời điểm tháng 10 thì doanh nghiệp mình phải đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động này. Trường hợp chậm thực hiện kê khai, doanh nghiệp mình có thể bị cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý trực tiếp truy thu đối với khoản bảo hiểm này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì việc truy thu chi phí bảo hiểm được quy định như sau:
Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.
Về tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu:
- Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.
- Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.
Về số tiền truy thu:
- Tổng số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi.
- Số tiền lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính như sau:
Trong đó:
Ltt: tiền lãi truy thu;
v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;
y: số năm phải truy thu;
Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;
Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:
Nij = (T0 - Tij) - 1
Trong đó:
T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);
Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);
kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).
Một số ý kiến trao đổi cùng chị.
Cám ơn chị đã sử dụng dịch vụ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP.
Trân trọng!