Người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào. Trong trọng!
Chào Anh/Chị.
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã nhận được yêu cầu hỗ trợ của mình về vấn đề Bảo hiểm xã hội và thuế Thu nhập cá nhân của Người lao động nước ngoài. Sau đây, Ban hỗ trợ xin có một số ý kiến trao đổi với Anh/Chị như sau:
1. Trường hợp người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội:
Các trường hợp người nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP, cụ thể
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp;
- Có hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động ở Việt Nam;
- Không phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó 12 tháng;
- Không phải là người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
Về mức đóng và phương thức đóng
Người lao động |
Người sử dụng lao động |
Từ ngày Nghị định này có hiệu lực (01/12/2018) đến ngày 01/01/2022 thì người lao động không cần trích từ quỹ lương của mình để đóng BHXH. Từ ngày 01/01/2022 thì hàng tháng người lao động đóng 8% mức tiền lương vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. |
Người sử dụng lao động đóng hàng tháng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội với tỷ lệ như sau: - 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; - 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm đối với hợp đồng giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động đóng theo từng hợp đồng giao kết. |
Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội thực hiện tương tự với người lao động Việt Nam. Anh/ Chị có thể tham khảo tại công việc: Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm và Chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
2. Trường hợp người nước ngoài đóng thuế TNCN:
Khi xác định thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài, cần xét người nước ngoài là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú để xác định cách tính thuế khác nhau.
Để xác định Anh/Chị có thể tham khảo tại công việc pháp lý Cá nhân cư trú và không cư trú
Theo đó, cá nhân cư trú là cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam sẽ chịu thuế thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Cá nhân không cư trú là cá nhân không thuộc trường hợp cá nhân cư trú, chỉ chịu thuế với thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú được tính theo biểu thuế lũy tiến quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Ngoài ra, Anh/Chị có thể tham khảo Thông tư 96/2016/TT-BTC quy định Miễn Thuế cho Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
Một số ý kiến trao đổi cùng Anh/Chị.
Nếu có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình sử dụng, anh có thể trao đổi cùng các chuyên viên qua kênh hỗ trợ trực tuyến hoặc email hỗ trợ này.
Cám ơn anh đã sử dụng dịch vụ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP.
Trân trọng!