Trường hợp được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh chữa bệnh? Người phiên dịch cho hành nghề nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
>> Người lao động có được thưởng khi nghỉ Tết Dương lịch 2025 không?
>> Tiền thưởng Tết âm lịch 2025 có tính đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, quy định sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh chữa bệnh.
Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
Như vậy, người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký.
(ii) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại khoản (i).
(iii) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt trong khám bệnh, chữa bệnh (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trường hợp khám bệnh, chữa bệnh cần có người phiên dịch khi:
(i) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại khoản (i) Mục 1.
(ii) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
Căn cứ Điều 35 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch cho hành nghề nước ngoài như sau:
(i) Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài khi khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề hoặc người bệnh không có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký: có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề và người bệnh sử dụng.
(ii) Tiêu chuẩn của người phiên dịch cho người hành nghề nước ngoài vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nước ngoài:
- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng.
- Có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt. Trường hợp người hành nghề là người nước ngoài thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và phải được dịch sang tiếng Việt, có chữ ký của người phiên dịch trên đơn thuốc.