Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện vận tải có trách nhiệm gì trong việc sử dụng năng lượng? Những phương tiện, thiết bị sử sử dụng năng lượng nào cần phải loại bỏ?
>> INC là gì? Pháp luật quy định INC như thế nào?
>> Shareholder là gì? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 về những trách nhiệm đối với doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải cụ thể như sau:
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật và định mức tiêu thụ năng lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh nghiên cứu và chế tạo thiết bị, phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và nhiên liệu thay thế.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Trách nhiệm trong việc sử dụng năng lượng của doanh nghiệp sản xuất phương tiện giao thông vận tải
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định các căn cứ để xác định những phương tiện, thiết bị thuộc danh mục cần phải loại bỏ bao gồm:
- Phương tiện và thiết bị không đáp ứng các quy chuẩn an toàn theo quy định.
- Hiệu suất sử dụng năng lượng của phương tiện và thiết bị thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu được quy định.
- Phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng giai đoạn.
>> Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ được quy định tại Quyết định 14/2023/QĐ-TTg.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 về trách nhiệm của cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hàng năm; kết hợp chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, sản xuất sạch hơn và bảo vệ môi trường tại cơ sở.
- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức sử dụng năng lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn quy trình, mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, các biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị có hiệu suất năng lượng cao; ưu tiên sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và thiết kế kiến trúc nhà xưởng để tối ưu hóa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió và làm mát; tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên.
- Thực hiện quy trình vận hành và chế độ duy tu, bảo dưỡng định kỳ các phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất nhằm giảm thiểu tổn thất năng lượng.
- Loại bỏ dần các phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu và tiêu tốn nhiều năng lượng theo các quy định.
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về giải thích sử dụng năng lượng hiệu quả như sau:
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về các nguyên tắc đối với việc sử dụng năng lượng bao gồm:
- Đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
- Được thực hiện liên tục và thống nhất, từ công tác quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến giai đoạn sử dụng cuối cùng
- Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là quyền và nghĩa vụ của toàn xã hội.