Có thể hiểu INC là gì? Pháp luật hiện hành quy định INC như thế nào? Nguyên tắc sáp nhập và thủ tục sáp nhập bào gồm những nội dung cụ thể nào theo Luật Doanh nghiệp 2020?
>> Shareholder là gì? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là gì?
>> SaaS là gì? Lợi ích của việc sử dụng Software as a Service đối với doanh nghiệp là gì?
"INC là gì?" được giải đáp như sau: INC là viết tắt của Incorporated, có nghĩa là sự hợp nhất hoặc sáp nhập của nhiều công ty để tạo thành một tập đoàn lớn mạnh. Trong quá trình hình thành và phát triển, các công ty con sẽ đóng góp vốn, cổ phần và cung cấp các nguồn lực cần thiết để giúp tập đoàn duy trì và mở rộng quy mô hoạt động.
Mỗi công ty con trong tập đoàn đều có vai trò quan trọng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Khi một công ty gặp khó khăn, điều này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tập đoàn. Vì vậy, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các công ty con là yếu tố quyết định giúp vượt qua khủng hoảng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Một số ví dụ điển hình của các tập đoàn sử dụng "INC" là Amazon Inc, Apple Inc và Petrolimex Inc tại Việt Nam. So với các công ty riêng lẻ, các tập đoàn này có tiềm lực tài chính và quy mô đầu tư vượt trội, mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và khả năng phát triển vượt bậc trên thị trường.
Như vậy, "INC là gì?" đã được giải đáp cụ thể như trên. INC là viết tắt của Incorporated, có nghĩa là sự hợp nhất hoặc sáp nhập của nhiều công ty để tạo thành một tập đoàn lớn mạnh
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
INC là gì; Pháp luật quy định INC như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, INC được quy định cụ thể như sau:
Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
(i) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập.
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập.
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập.
- Phương án sử dụng lao động.
- Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.
(ii) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
(iii) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
- Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
- Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
(iii) Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh 2018 về sáp nhập công ty.
(iv) Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
- Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
>> Xem chi tiết tại công việc pháp lý: Thủ tục sáp nhập, hợp nhất công ty