Tổ chức đấu giá hàng hóa có được nhận thù lao dịch vụ đấu giá không? Người tổ chức đấu giá có bắt buộc là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá không?
>> Nội dung cập nhật kiến thức của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được quy định thế nào?
>> Nhậu xong chạy xe đạp bị thổi nồng độ cồn không? Phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 5 Điều 189 Luật Thương mại 2005, quy định quyền của tổ chức đấu giá như sau:
Quyền của tổ chức đấu giá
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;
2. Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;
3. Tổ chức cuộc đấu giá;
4. Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;
5. Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật này.
Theo đó, tổ chức đấu giá được nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả. Cụ thể, trường hợp không có thoả thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa thì thù lao được xác định như sau:
(i) Trường hợp cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo Điều 86 Luật Thương mại 2005.
(ii) Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao quy định tại khoản (i).
Tóm lại, tổ chức đấu giá được nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định pháp luật.
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Tổ chức đấu giá được nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định pháp luật (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 190 Luật Thương mại 2005, tổ chức đấu giá hàng hóa có các nghĩa vụ sau:
(i) Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.
(ii) Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.
(iii) Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
(iv) Trưng bày hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
(v) Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 Luật Thương mại 2005.
(vi) Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.
(vii) Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
(viii) Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 Luật Thương mại 2005 hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thỏa thuận.
Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là 03 ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hóa trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.
Căn cứ khoản 1 Điều 186 Luật Thương mại 2005, quy định người tổ chức đấu giá như sau:
Người tổ chức đấu giá, người bán hàng
1. Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.
Theo đó, người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.
Như vậy, không bắt buộc người tổ chức đấu giá hàng hóa là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá.