Tiêu chí điểm dừng đón trả khách từ ngày 01/01/2025? Quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?
>> Nộp tiền trúng đấu giá biển số xe trong thời hạn bao lâu?
>> Sở tư pháp có cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quy định tiêu chí của điểm dừng đón trả khách từ ngày 01/01/2025 như sau:
(i) Điểm dừng đón trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe.
(ii) Biển chỉ dẫn điểm dừng đón trả khách áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
(iii) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương để xác định.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Tiêu chí điểm dừng đón trả khách từ ngày 01/01/2025 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quy định tổ chức, quản lý hoạt động điểm dừng đón trả khách như sau:
- Điểm dừng đón trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác.
- Tại điểm dừng đón trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút.
- Sở Giao thông vận tải phối hợp với chính quyền địa phương nơi có điểm dừng đón trả khách tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm dừng đón, trả khách trên địa bàn địa phương.
- Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm dừng đón, trả khách trên tuyến cố định, xe buýt đến các đơn vị kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, xe buýt có hoạt động trên địa bàn, đồng thời đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở.
Căn cứ Điều 8 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
(i) Tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
(ii) Niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT.
(iii) Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.
Đánh số thứ tự lớn dần từ trái sang phải theo hàng ghế và từ phía trước đến phía sau xe.
(iv) Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm.
Đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP).
(v) Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm:
- Hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có).
- Hướng dẫn sắp xếp hành lý.
- Bảng cấm hút thuốc trên xe.
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có).
- Hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
(vi) Trong cùng một thời điểm, mỗi xe được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định khác nhau, 02 tuyến có thể xuất phát/kết thúc từ 04 bến xe khách khác nhau hoặc 03 bến xe khách khác nhau (trong trường hợp nối tuyến) và được cấp 01 phù hiệu (trên phù hiệu ghi tên 02 tuyến).
Trường hợp hai chuyến xe trên cùng một tuyến có thời gian liền kề nhau do cùng một đơn vị khai thác thì chuyến sau nếu đã bán hết vé được phép xuất phát cùng giờ với chuyến trước.