Tôi thấy trên website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT có tiện ích Lược đồ, nhưng vì là thành viên Free nên tôi không biết tiện ích này như thế nào? Hữu ích ra sao? – Ngọc Diễm (Bến Tre).
>> Cách dùng “i” và “y” cho đúng trong văn bản, hợp đồng?
>> Quy tắc viết tắt trong hợp đồng năm 2023 như thế nào?
Với tiện ích lược đồ, quý khách hàng sẽ rất thuận tiện trong công việc, giúp quý khách “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” vì quý khách sẽ biết được các thông tin sau đây của văn bản mà quý khách đang xem:
Tên văn bản; số hiệu; loại văn bản, lĩnh vực, ngành; cơ quan ban hành; người ký ban hành; ngày ban hành; ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực; tình trạng hiệu lực.
Các văn bản hướng dẫn; văn bản hợp nhất; văn bản sửa đổi, bổ sung; văn bản đính chính; văn bản thay thế; văn bản được hướng dẫn; văn bản được hợp nhất; văn bản được sửa đổi, bổ sung; văn bản được đính chính; văn bản được thay thế; văn bản được dẫn chiếu; văn bản được căn cứ; văn bản liên quan cùng nội dung.
Với tiện ích lược đồ này quý khách hàng sẽ tránh được trường hợp áp dụng văn bản hết hiệu lực, biết được quy định đó được hướng dẫn chi tiết tại văn bản nào để thực hiện cho đúng,…
258 Luật/Bộ luật đang có hiệu lực và sắp có hiệu lực thi hành |
Ảnh chụp một phần Lược đồ của Bộ luật Lao động 2019
Tiện ích Lược đồ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT dành cho thành viên Basic/Pro; tuy nhiên đối với khách hàng Free (thậm chí khách hàng chưa trở thành thành viên Free) cũng được trải nghiệm tiện ích Lược đồ này ở một số văn bản quan trọng, như là: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020,…
Ngoài tiện ích Lược đồ nêu trên của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, quý khách hàng còn có thể sử dụng thêm nhiều tiện ích hữu ích khác trên trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP. Đơn cử như sau:
>> Tra cứu Công việc pháp lý (thành lập, hoạt động, chấm dứt doanh nghiệp)
>> White List sử dụng cho quảng cáo
>> Công cụ chuyển lương Gross sang Net và ngược lại
>> Danh sách văn bản cấp Trung ương
>> Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện
>> Tra cứu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
>> Tra cứu lương tối thiểu vùng
>> Tra cứu chuẩn mực kế toán Việt Nam
>> Tra cứu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020). 1. Hiến pháp. 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. |