Trong hợp đồng thương mại, lao động năm 2023 thì quy tắc viết tắt được thực hiện như thế nào? – Xuân Thư (Thừa Thiên Huế).
>> Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không 2023 được quy định ra sao?
>> Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không 2023 được quy định thế nào?
Thực tế, nhiều trường hợp một từ dài xuất hiện nhiều lần trong văn bản (hợp đồng, thỏa thuận, quy chế…) được viết tắt để văn bản ngắn gọn. Tuy ngắn gọn nhưng việc viết tắt vẫn đảm bảo nguyên tắc mọi người đều hiểu đúng ý nghĩa của từ được viết tắt.
Trong hợp đồng chúng ta được quyền viết tắt nhưng phải đảm bảo mọi người đều hiểu từ viết tắt đó, tránh tranh chấp hay bất đồng về cách hiểu của từ được viết tắt. Bởi vậy, trước khi viết tắt từ nào thì chúng ta phải viết đầy đủ nội dung của từ đó lần đầu tiên và mở ngoặc đơn viết tắt từ đó, những lần lặp lại sau đó được quyền viết tắt.
Ví dụ: Các trường hợp vi phạm hợp đồng (VPHĐ) tại Điều 8 của hợp đồng này sẽ chịu mức phạt VPHĐ theo Điều 10 của hợp đồng này.
Tuy nhiên, cần lưu ý trong cùng một văn bản có nhiều từ nếu viết tắt như cách thông thường lại giống nhau thì không được viết tắt. Ví dụ: Cơ quan nhà nước (CQNN), Cơ quan nước ngoài (CQNN); do đó, trường hợp này trong văn bản chỉ được viết tắt một từ hoặc áp dụng quy tắc viết tắt khác biệt cho hai từ này_Cơ quan nhà nước (CQNN), Cơ quan nước ngoài (CQNNg).
Các bạn xem chi tiết nội dung này tại TẠI ĐÂY.
Quy tắc viết tắt trong hợp đồng năm 2023 (Ảnh minh họa).
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020). 1. Hiến pháp. 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. |