Năm 2024, quy định pháp luật về việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đối với thương nhân như thế nào?
>> Mã ngành 8522 là gì? Giáo dục trung học cơ sở thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 7410 là gì? Hoạt động thiết kế chuyên dụng thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 81/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 21 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), quy định về đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại như sau:
Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam (không bao gồm các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định) hoặc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài (không bao gồm các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định) phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(i) Sở Công Thương nơi tổ chức đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.
(ii) Bộ Công Thương đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài.
Có 03 cách thức đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà thương nhân có thể lựa chọn, bao gồm:
(i) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(ii) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(iii) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Thời hạn đăng ký (căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến):
(i) Tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 30 ngày trước ngày khai mạc đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.
(ii) Tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 45 ngày trước ngày khai mạc đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) 01 Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
(ii) 01 Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
(i) Tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
(ii) Tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).
(iii) Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
(iv) Quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
(v) Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với danh nghĩa của tỉnh, thành phố.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận hoặc không xác nhận thực hiện theo Mẫu số 11 hoặc Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa bàn, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó.
Trường hợp việc hiệp thương quy định tại Mục 8 nêu trên không đạt kết quả, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây:
(i) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện.
(ii) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
(iii) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự.
(iv) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản Báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:
(i) Hàng hóa tại hội chợ, triển lãm thương mại phải được trưng bày, giới thiệu trong các gian hàng tiêu chuẩn (kích thước 3mx3m) hoặc khu vực tương đương với nhiều gian hàng tiêu chuẩn.
(ii) Có đầy đủ các dịch vụ phục vụ gồm: Điện, nước, an ninh, vệ sinh.
Ngoài ra, việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam với danh nghĩa của tỉnh, thành phố phải đạt được các tiêu chuẩn theo quy định tại Mục 11 nêu trên và các tiêu chuẩn theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
(iii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hàng năm (trước ngày 01/10) công bố Danh mục địa điểm được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh trong năm sau.
Lưu ý: Thương nhân tự tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại nội dung bài viết này.