Thời hạn giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm là khi nào? Những trường hợp nào được kéo dài thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm?
>> Sử dụng vốn đầu tư công không đúng đối tượng bị xử phạt bao nhiêu?
>> Đi vay nước ngoài để cho vay lại có được hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Đầu tư công 2024, quy định thời hạn giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm như sau:
Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm
1. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau. Trường hợp được cấp có thẩm quyền bổ sung vốn cho Bộ, cơ quan trung ương, địa phương sau ngày 30 tháng 9 năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được bổ sung đến hết ngày 31 tháng 12 năm sau.
…
Như vậy, thời hạn giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm là 31/01 của năm sau.
Lưu ý: Trường hợp được cấp thẩm quyền bổ sung vốn sau 30/9 năm kế hoạch thì thời hạn giải ngân kế hoạch vốn được bổ sung là hết 31/12 năm sau.
![]() |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Thời hạn giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm là khi nào? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư công 2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đối với vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm nhưng không quá ngày 31/12 năm sau trong các trường hợp sau:
(i) Dự án quan trọng quốc gia.
(ii) Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.
(iii) Dự án được bố trí kế hoạch vốn để hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch nhưng không được bố trí vốn kế hoạch năm sau.
(iv) Dự án bị ảnh hưởng tiến độ do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan khác không thể lường trước được và không thể khắc phục được.
(v) Dự án cơ quan đại diện và cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài.
(vi) Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ có duy nhất 01 dự án trong năm kế hoạch hoặc không thể thực hiện điều chỉnh kế hoạch.
(vii) Các trường hợp cần thiết, cấp bách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Luật Đầu tư công 2024, nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
(i) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công.
(ii) Việc lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công.
(iii) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công.
(iv) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công.
(v) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
|