Sử dụng vốn đầu tư công không đúng đối tượng bị xử phạt bao nhiêu? Những đối tượng nào là đối tượng đầu tư công? Những nội dung nào công khai, minh bạch trong đầu tư công?
>> Đi vay nước ngoài để cho vay lại có được hay không?
>> Từ 14/02/2025 giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, quy định mức phạt về sử dụng vốn đầu tư công không đúng đối tượng như sau:
Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, sử dụng vốn đầu tư công không đúng đối tượng sẽ bị phạt từ 200 – 300 triệu đồng. Ngoài ra, buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng không đúng đối tượng.
![]() |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Sử dụng vốn đầu tư công không đúng đối tượng bị xử phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 5 Luật Đầu tư công 2024, những đối tượng đầu tư công bao gồm:
(i) Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
(ii) Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(iii) Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
(iv) Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP) theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bồi thường, chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn được cấp có thẩm quyền quyết định, chi trả phần giảm doanh thu các dự án PPP thuộc trách nhiệm của Nhà nước, thanh toán theo hợp đồng dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (dự án BT) bằng tiền.
(v) Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy hoạch.
(vi) Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(vii) Bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(viii) Đối tượng đầu tư công khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư công 2024, nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công.
c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
d) Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công.
đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư.
e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án.
g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công.
h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
i) Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án.
k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án.
l) Quyết toán vốn đầu tư công.