Thỏa thuận vay nước ngoài là gì? Đồng tiền vay nước ngoài được quy định như thế nào? Doanh nghiệp cần tuân thủ giới hạn vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh ra sao?
>> Sự cố an toàn về thực phẩm là gì? Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm?
>> Thực phẩm chức năng là gì? Hiện nay ghi nhãn thực phẩm chức năng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, thỏa thuận vay nước ngoài được quy định như sau:
Thỏa thuận vay nước ngoài
1. Thỏa thuận vay nước ngoài là một hoặc tập hợp một số văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền hoặc tài sản (trong trường hợp vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng cho thuê tài chính) để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (nếu có thỏa thuận về lãi).
2. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập thành văn bản, trường hợp là thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
…
Như vậy, thỏa thuận vay nước ngoài được hiểu là văn bản ghi nhận việc bên cho vay nước ngoài giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền hoặc tài sản (trong trường hợp cho thuê tài chính) để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (nếu có thỏa thuận về lãi).
Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn 2024 |
Thỏa thuận vay nước ngoài là gì? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 10 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, đồng tiền vay nước ngoài được quy định như sau:
(i) Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ.
(ii) Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện khi:
- Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô.
- Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay.
- Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Căn cứ Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, giới hạn vay nước ngoài được quy định như sau:
(i) Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư:
Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư.
Lưu ý: Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
(ii) Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:
Số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
(iii) Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay:
- Số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.
Lưu ý: Trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu để sau thời gian 05 ngày làm việc nêu trên, bên đi vay đảm bảo các giới hạn vay vốn quy định tại khoản (i) và (ii) Mục này.
Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải tuân thủ quy định về giới hạn vay nước ngoài quy định tại khoản (i) và (ii) Mục này.