Thực phẩm chức năng là gì? Hiện nay ghi nhãn thực phẩm chức năng được quy định như thế nào? Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm chức năng được quy định như thế nào?
>> Kho hàng không kéo dài được lập ở địa điểm nào?
Căn cứ khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định ghi nhãn đối với thực phẩm chức năng như sau:
- Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày.
- Phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa (theo khoản 1 Điều 44 Luật An toàn thực phẩm 2010).
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Thực phẩm chức năng là gì; Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 14 Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng được quy định như sau:
(i) Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010.
(ii) Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
(iii) Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
(iv) Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng.
Căn cứ khoản 15 Điều 6 Luật Dược 2016, cấm hành vi thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 10 Điều 4 Thông tư 52/2017/TT-BYT, không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại khoản 15 Điều 6 Luật dược 2016, cụ thể:
- Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.
- Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
- Thực phẩm chức năng.
- Mỹ phẩm.
Như vậy, không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc.
|