Kho hàng không kéo dài được lập ở địa điểm nào? Trình tự công nhận kho hàng không kéo dài được quy định như thế nào? Kho hàng không kéo dài chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
>> Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thuê hàng hóa có cần Giấy phép kinh doanh?
Kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi ngoài cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan (theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 68/2016NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, quy định về kho hàng không kéo dài.
Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài
1. Kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
a) Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế;
b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;
c) Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.
Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km.
Như vậy, kho hàng không kéo dài được lập ở khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế; khu công nghệ, công nghiệp cao, khu chế xuất; khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistic trên địa bàn cả nước.
Lưu ý: Các khu vực này cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về địa điểm lập kho hàng không kéo dài (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 27 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, quy định trình tự công nhận kho hàng không kéo dài như sau:
(i) Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận kho hàng không kéo dài theo quy định tại Điều 26 Nghị định 68/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP) thông qua một trong 03 phương thức sau:
- Trực tiếp đến Tổng cục Hải quan.
- Gửi qua bưu điện.
- Gửi qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
(ii) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho.
Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
(iii) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, căn cứ ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho hàng không kéo dài hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, các trường hợp chấm dứt hoạt động kho hàng không kéo dài bao gồm:
(i) Doanh nghiệp không duy trì điều kiện theo quy định Điều 25 Nghị định 68/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 67/2020/NĐ-CP).
Chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài.
(ii) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động gửi Tổng cục Hải quan.
(iii) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động.
(iv) Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại.
(v) Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho hàng không kéo dài và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.