Điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ là gì? Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là gì? Các công việc xử lý điểm hay xảy ra, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ?
>> Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam là gì?
>> Ship COD là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức ship COD là gì?
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), quy định về điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ là hiện trạng công trình đường bộ mà trong thời gian 12 tháng xảy ra một trong các trường hợp sau:
(i) Xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông đường bộ đều có người chết.
(ii) Xảy ra 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ có người chết.
(ii) Xảy ra 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương.
Lưu ý: Trường hợp xảy ra số vụ tai nạn giao thông như trên nhưng sau khi xác định tai nạn giao thông không phải nguyên nhân của kết cấu hạ tầng đường bộ thì không phải là điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ.
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là hiện trạng công trình đường bộ xảy ra một trong các trường hợp sau:
(i) Trong thời gian 12 tháng: Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn có 01 người chết hoặc có ít hơn 4 vụ tai nạn giao thông nhưng chỉ có người bị thương.
(ii) Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông, môi trường xung quanh điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông có các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường bộ.
Lưu ý: Nếu xảy ra các vụ tai nạn giao thông như trên nhưng kết quả xác định tai nạn không liên quan đến kết cấu hạ tầng đường bộ, thì khu vực đó không được coi là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ.
Tóm lại, điểm hay xảy ra tai nạn và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ được xác định dựa trên tần suất, mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn và các yếu tố liên quan đến kết cấu hạ tầng đường bộ.
Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành với các loại xe |
Điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT, người quản lý, sử dụng đường bộ thực hiện các công việc sau để xử lý điểm hay xảy ra, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ:
(i) Kiểm tra hiện trường, đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường, bao gồm:
- Tình hình giao thông tại nút giao.
- Phương án tổ chức giao thông.
- Kiểm tra các yếu tố kỹ thuật của kết cấu hạ tầng đường bộ về tầm nhìn, bán kính đường cong nằm, bán kính đường cong đứng, độ dốc, chỉ số gồ ghề, tình trạng nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố kỹ thuật khác.
- Hành lang an toàn đường bộ.
- Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.
- Kiểm tra đánh giá, xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.
- Tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường xung quanh ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Các thông tin cần thiết khác.
(ii) Căn cứ hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường, bao gồm:
- Đoạn tuyến xảy ra tai nạn.
- Biển báo hiệu và sơn kẻ vạch trên đường bộ.
- Công trình an toàn giao thông, địa hình hai bên đường để phân tích, đánh giá tình hình, xác định nguyên nhân tai nạn giao thông.
(iii) Căn cứ kết quả thực hiện tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này, người quản lý, sử dụng đường bộ lập đề xuất khắc phục điểm hay xảy ra tai nạn giao thông và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ, trong đó bao gồm xác định lộ trình, thời gian hoàn thành việc khắc phục.