Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam là gì? Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ? Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện như thế nào?
>> Ship COD là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức ship COD là gì?
>> EXP là gì? Cách ghi EXP trên nhãn sản phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quy định về biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
- Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (gọi tắt là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
- Các biện pháp tự vệ bao gồm:
+ Áp dụng thuế tự vệ.
+ Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.
+ Áp dụng hạn ngạch thuế quan.
+ Cấp giấy phép nhập khẩu.
+ Các biện pháp tự vệ khác.
Như vậy, biện pháp tự vệ là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 92 Luật Quản lý ngoại thương 2019, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước.
(ii) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
(iii) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản (i) là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Lưu ý: Trường hợp được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ:
- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
- Và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương 2019, việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện như sau:
(i) Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 94 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
(ii) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
(iii) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(iv) Tổng thời gian áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, biện pháp tự vệ chính thức và thời gian gia hạn là không quá 10 năm.
4. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 94 Luật Quản lý ngoại thương 2017, nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm:
- Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
- Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
- Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định tại khoản (i) với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản (ii).