Ship COD là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức ship COD là gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được quy định như thế nào?
>> EXP là gì? Cách ghi EXP trên nhãn sản phẩm được quy định như thế nào?
>> Khu phi thuế quan là gì? Khu phi thuế quan có vai trò như thế nào?
COD là viết tắt của cụm từ Cash On Delivery, nghĩa là thanh toán khi nhận hàng. Nói một cách đơn giản, giao hàng COD là hình thức giao hàng thu tiền hoặc thu hộ tiền.
Khi người mua quyết định mua một sản phẩm nào đó từ người bán, người bán sẽ thuê một đơn vị vận chuyển để giao hàng đến tay người mua. Đơn vị này sẽ có nhiệm vụ thu tiền từ người mua khi giao hàng. Với hình thức giao hàng COD, người mua chỉ cần thanh toán khi nhận được hàng, sau đó tiền sẽ được chuyển về cho người bán thông qua đơn vị vận chuyển.
(i) Đối với người mua
- Thông thường, tâm lý chung của người mua hàng online là lo ngại về việc bị lừa đảo. Nhiều trường hợp đã xảy ra khi người mua chuyển khoản và thanh toán trước, nhưng người bán không gửi hàng hoặc gửi hàng kém chất lượng. Do đó, hình thức giao hàng COD mang lại sự an tâm cho người mua, vì họ chỉ thanh toán khi nhận được sản phẩm đúng như mong đợi.
- Ngoài ra, việc bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng cũng là một lý do quan trọng để lựa chọn hình thức giao hàng COD.
(ii) Đối với người bán
- Người bán cung cấp hình thức giao hàng COD sẽ tạo được lòng tin từ khách hàng, đặc biệt là với những khách hàng mới. Hơn nữa, việc giảm thiểu những rắc rối liên quan đến thủ tục hoàn tiền khi thanh toán bằng thẻ trong trường hợp khách hàng không hài lòng với sản phẩm cũng là một yếu tố khuyến khích họ chọn doanh nghiệp của bạn.
- Khi giảm thiểu rủi ro trong việc bán hàng online, tỷ lệ chốt đơn hàng thành công sẽ tăng lên cho người bán.
(i) Đối với người mua
Mặc dù hình thức giao hàng COD an toàn hơn, nhưng người mua thường phải chịu thêm phí vận chuyển và phí thu hộ cho đơn vị vận chuyển. Do đó, tổng chi phí sẽ cao hơn so với việc thanh toán online.
(ii) Đối với người bán
Thông thường, đơn vị vận chuyển sẽ không thanh toán ngay cho người bán mà giữ lại số tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa, trong trường hợp khách hàng đã mở hàng để kiểm tra nhưng muốn đổi trả, người bán sẽ phải chịu phí vận chuyển cho cả hai chiều của đơn hàng đó.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Ship COD là gì; Ưu, nhược điểm của hình thức ship COD là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
(ii) Bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ.
- Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp quy định không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 47/2011/NĐ-CP.
(iii) Không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau đây:
- Dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi.
- Người sử dụng dịch vụ không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ.