Tài nguyên du lịch là gì? Thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế là bao lâu? Thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế là bao lâu theo quy định Luật Du lịch 2017?
>> Hướng dẫn viên có được thay đổi chương trình du lịch của du khách hay không?
>> Định dạng hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Du lịch 2017 quy định giải thích định nghĩa tài nguyên du lịch như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
...
Như vậy tài nguyên du lịch được định nghĩa là các cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Tài nguyên du lịch là gì; Thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế là bao lâu
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Du lịch 2017 quy định về thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du lịch như sau:
|
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Du lịch 2017 về việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch như sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại các khu du lịch và điểm du lịch.
- Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch hoặc điểm du lịch phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đồng thời tổ chức lực lượng bảo vệ, cứu hộ và cứu nạn để đảm bảo an toàn cho du khách.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho du khách; kịp thời thông báo và hướng dẫn khi xảy ra tình huống khẩn cấp.Đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện cứu hộ và cứu nạn cho du khách.