Thành viên hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng nhân dân có được đồng thời là Phó Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân đó không?
>> Có được kinh doanh thực phẩm đã tự công bố nhưng chưa nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước không?
>> Có phải đóng phí bảo vệ môi trường khi doanh nghiệp san lấp mặt bằng có thu được khoán sản?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, quy định về trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ của Hội đồng quản trị được quy định như sau:
(i) Thành viên Hội đồng quản trị không phải là thành viên độc lập; thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây:
- Người điều hành tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp là Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng đó.
- Người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng khác, người quản lý doanh nghiệp khác, trừ trường hợp là người quản lý, người điều hành công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc của công ty mẹ của tổ chức tín dụng đó hoặc trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
- Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, doanh nghiệp khác.
(ii) Thành viên độc lập Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây:
- Người điều hành tổ chức tín dụng đó.
- Người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng khác; người quản lý trên 02 doanh nghiệp khác.
- Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, doanh nghiệp khác.
Như vậy, thành viên Hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng nhân dân không được đồng thời là người đảm nhiệm một trong các chức vụ điều hành tổ chức tín dụng đó, trừ Tổng giám đốc. Do đó, thành viên hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng nhân dân không được đồng thời là Phó Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Giải đáp câu hỏi: Thành viên hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng nhân dân có được đồng thời là Phó Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
(i) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
(ii) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bầu, bổ nhiệm chức danh đảm nhiệm người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngân hàng Nhà nước thông báo người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Căn cứ Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng đươc quy định như sau:
(i) Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
(ii) Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
(iii) Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.