Terminal là gì trong xuất nhập khẩu? Cảng biển được hiểu là gì theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có hiệu lực 01/07/2017? Cảng biển được xác định trên các tiêu chí nào?
>> Hiện nay cửa hàng xăng dầu lập hóa đơn điện tử khi nào?
>> VPN là gì? Yêu cầu về quản trị hệ thống của VPN được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện hành không quy định nào về Terminal là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau:
Terminal là khu vực chức năng được thiết kế và xây dựng chuyên biệt tại cảng, nhằm phục vụ cho quá trình xếp dỡ, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Đây là nơi tập trung các hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm việc tiếp nhận, phân loại, bốc xếp và di chuyển hàng hóa từ tàu biển xuống cảng hoặc ngược lại. Trạm xuất nhập khẩu thường đề cập đến các bộ phận cụ thể trong cảng, nơi diễn ra các hoạt động xử lý và giao nhận hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự lưu thông hàng hóa một cách hiệu quả và thuận tiện.
Lưu ý, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu |
Terminal là gì trong xuất nhập khẩu (Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 73 Bộ Luật Hàng hải 2015 quy định về cảng biển như sau:
- Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác.
- Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
- Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển.
- Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về tiêu chí xác định cảng biển, cụ thể như sau:
- Có vùng nước nối thông với biển.
- Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
- Có lợi thế về giao thông hàng hải.
- Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
Căn cứ Điều 75 Bộ luật Hàng hải 2015 phân loại cảnh biển và công bố Danh sách cảng biển như sau:
- Cảng biển bao gồm các loại sau:
+ Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
+ Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.