Tấn công mạng là gì? Hành vi nào được xem là tấn công mạng? Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định như thế nào?
>> USP là gì? Vai trò USP trong hoạt động kinh doanh như thế nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018, tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật An ninh mạng 2018, hành vi tấn công mạng và hành vi có liên quan đến tấn công mạng bao gồm:
(i) Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
(ii) Gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền đưa dữ liệu của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử.
(iii) Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
(iv) Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính.
(v) Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
(vi) Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Ngày 23/12/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 139/CĐ-TTg Về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, Quý khách hàng có thể tham khảo: TẠI ĐÂY
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Tấn công mạng là gì; Hành vi nào được xem là tấn công mạng (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
(i) Xuất hiện thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố.
(ii) Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
(iii) Tấn công nhiều hệ thống thông tin trên quy mô lớn, cường độ cao.
(iv) Tấn công mạng nhằm phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
(v) Tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia; gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018, quy định biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
(i) Triển khai ngay phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp về an ninh mạng, ngăn chặn, loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra.
(ii) Thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(iii) Thu thập thông tin liên quan; theo dõi, giám sát liên tục đối với tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
(iv) Phân tích, đánh giá thông tin, dự báo khả năng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do tình huống nguy hiểm về an ninh mạng gây ra.
(v) Ngừng cung cấp thông tin mạng tại khu vực cụ thể hoặc ngắt cổng kết nối mạng quốc tế.
(vi) Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn chặn, loại bỏ tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
(vii) Biện pháp khác theo quy định Luật An ninh quốc gia 2004.