Homestay là gì trong du lịch? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như thế nào? Homestay có được xem là một loại cơ sở du lịch cư trú không?
>> Trade Marketing là gì? Nguyên tắc thực hiện khuyến mại hiện nay?
>> USP là gì? Vai trò USP trong hoạt động kinh doanh như thế nào?
Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào về Homestay là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thế tham khảo nội dung sau để tìm hiểu Homestay là gì?
Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú cho phép du khách nghỉ ngơi tại nhà của người dân bản địa, nơi mà họ đến thăm. Hình thức du lịch homestay mang lại cơ hội trải nghiệm, khám phá phong tục tập quán và đời sống văn hóa đặc trưng của từng vùng miền tại địa phương đó.
Hiểu theo cách bao quát và đơn giản hơn, Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức sẽ lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách du lịch đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật và hiệu quả nhất.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Homestay là gì trong du lịch; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như thế nào
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Du lịch 2017 về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cư trù trong du lịch bao gồm:
- Có quyền từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.
- Được hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
- Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017.
- Phải tiến hành niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.
- Có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch.
- Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định về các loại cơ sở cư trú du lịch bao gồm:
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Theo nội dung quy định trên, Homestay là cách hiểu khác của căn hộ du lịch. Chính vì vậy, Homestay được xem là một loại cơ sở lưu trú du lịch.
4. Du lịch là gì theo quy định Luật Du lịch 2017?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017 quy định về giải thích du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích phù hợp với pháp luật khác.