Cho tôi hỏi pháp luật quy định tài khoản 303 (tài sản cố định thuê tài chính) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như thế nào? – Kiều Loan (Bình Phước).
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 05/2019/TT-BTC thì nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 303 (tài sản cố định thuê tài chính) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản 303 (tài sản cố định thuê tài chính) dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của các tổ chức tài chính vi mô theo nguyên giá.
- Hạch toán tài khoản 303 (tài sản cố định thuê tài chính) thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 - Thuê tài sản.
- Kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại tài sản cố định đi thuê tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 303 (tài sản cố định thuê tài chính) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
- Bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định đi thuê tài chính tăng.
- Bên Có: Nguyên giá tài sản cố định đi thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành tài sản cố định của các tổ chức tài chính vi mô.
- Số dư bên Nợ: Nguyên giá tài sản cố định đi thuê tài chính hiện có ở các tổ chức tài chính vi mô tại thời điểm báo cáo.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 303 (tài sản cố định thuê tài chính) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN, quy định nội dung hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:
(i) Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
(ii) Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
+ Tiết kiệm bắt buộc.
+ Tiền gửi tự nguyện.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
(iii) Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống.
Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
(iv) Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tối thiểu 90%.
(v) Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 (năm mươi) triệu đồng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng.
(v) Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
(vi) Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác sau:
- Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn.
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô.
- Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô.
- Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.