Có thể hiểu quyền tài sản là gì? Pháp luật hiện hành có cho phép mua bán quyền tài sản hay không? Biện pháp bảo về quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản là gì?
>> Bài phát biểu có thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả hay không?
>> Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm bí mật kinh doanh năm 2024 bị xử phạt như thế nào?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp về “Quyền tài sản là gì? Có được mua bán quyền tài sản không?”. Cụ thể gồm những nội dung sau đây:
Về “Quyền tài sản là gì?” sẽ căn cứ Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, quyền tài sản cũng là một loại tài sản.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Nội dung chính trong hợp đồng mua bán điện trên thị trường giao ngay |
Giải đáp: Quyền tài sản là gì và có được mua bán quyền tài sản (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Tại Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 thì được phép mua bán quyền tài sản nhưng cần đảm bảo thực hiện theo những quy định sau đây:
(i) Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
(ii) Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
(iii) Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Theo đó, quyền sở hữu tài sản (khoản (i), (ii), (iii)) và quyền khác đối với tài sản (khoản (iv), (v), (vi)), bao gồm những quyền cụ thể dưới đây:
(i) Quyền chiếm hữu.
(ii) Quyền sử dụng.
(iii) Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
(iv) Quyền đối với bất động sản liền kề.
(v) Quyền hưởng dụng.
(vi) Quyền bề mặt.
(Theo Điều 158 và Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015)
(i) Về việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản, cụ thể như sau:
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản.
- Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
(ii) Theo đó, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản, bao gồm:
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(Theo Điều 163 và Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015)