Bài phát biểu có thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả hay không? Những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?
>> Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm bí mật kinh doanh năm 2024 bị xử phạt như thế nào?
>> Đạo nhái nhãn hiệu năm 2024 bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Số 36/2009/QH12, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Số 36/2009/QH12) quy định về các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
(i) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
(ii) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
(iii) Tác phẩm báo chí.
(iv) Tác phẩm âm nhạc.
(v) Tác phẩm sân khấu.
(vi) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh).
(vii) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
(viii) Tác phẩm nhiếp ảnh.
(ix) Tác phẩm kiến trúc.
(x) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
(xi) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
(xii) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bài phát biểu thuộc vào đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, các bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định
dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp câu hỏi: Bài phát biểu có thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:
(i) Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam.
- Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(iii) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam.
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(iv) Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản (i), (ii) và (iii) Mục này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Căn cứ Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
(i) Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
(ii) Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.