Quyền lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 là gì? Đối tượng mua trái phiếu là những ai?
>> Có bao nhiêu loại hợp đồng với nhà thầu trong năm 2024?
>> Công ty phải mua lại trái phiếu trước hạn năm 2024 trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP), quyền lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp như sau:
- Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.
- Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành.
- Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP).
- Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Quyền lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định các đối tượng mua trái phiếu bao gồm:
- Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, quy định về điều kiện chào bán trái phiếu như sau:
(i) Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP).
- Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP).
(ii) Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản (i) nêu trên (trừ gạch đầu dòng thứ 02).
(iii) Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP).
- Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại gạch đầu dòng thứ 02, 03, 04 và gạch đầu dòng thứ 05 của khoản (i) nêu trên.
- Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
- Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.