Tôi là công nhân may, ký hợp đồng thời vụ 2 tháng. Cho tôi hỏi, quyền lợi của người ký hợp đồng thời vụ như tôi khác gì với người ký hợp đồng chính thức? - Mỹ Duyên (Bắc Ninh).
>> Không có công đoàn cơ sở, có phải xây dựng thỏa ước lao động tập thể không?
>> Phải làm gì để tránh cảnh: Cuối năm, sếp sa thải để né thưởng Tết?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất và người lao động thường sử dụng cách gọi “hợp đồng thời vụ” để chỉ loại hợp đồng lao động ngắn hạn dưới 12 tháng, nhằm đáp ứng khối lượng công việc, đơn hàng theo mùa, theo đợt của doanh nghiệp.
Đối với “hợp đồng chính thức”, doanh nghiệp thường ký loại hợp đồng này với người lao động làm công việc thường xuyên, liên tục. Thời hạn của hợp đồng thường từ 12 tháng trở lên.
Tuy nhiên, đối chiếu với quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, thì không tồn tại loại “hợp đồng thời vụ” hay “hợp đồng chính thức”, mà chỉ có 02 loại hợp đồng lao động là:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng có thời hạn không quá 36 tháng.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, “hợp đồng thời vụ” là hợp đồng xác định thời hạn; “hợp đồng chính thức” có thể là hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn |
Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn |
Quyền lợi của người ký hợp đồng thời vụ và người ký hợp đồng chính thức (Ảnh minh họa)
Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, các quyền lợi cơ bản của người ký hợp đồng thời vụ và người ký hợp đồng chính thức được thể hiện qua Bảng dưới đây (Dấu “X” nghĩa là có quyền lợi)
TT |
Quyền lợi |
Hợp đồng thời vụ |
Hợp đồng chính thức |
||
Dưới 1 tháng |
Từ 1 tháng đến dưới 3 tháng |
Từ 3 tháng đến dưới 12 tháng |
Từ 12 tháng trở lên |
||
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
||
(1) |
Tiền lương theo thỏa thuận |
X |
X |
X |
X |
(2) |
Bảo hiểm xã hội |
|
X |
X |
X |
(3) |
Bảo hiểm y tế |
|
|
X |
X |
(4) |
Bảo hiểm thất nghiệp |
|
|
X |
X |
(5) |
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm |
|
|
|
X |
Từ bảng trên, có thể thấy người lao động ký hợp đồng chính thức (hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên) được hưởng đầy đủ các quyền lợi về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khi nghỉ việc.
Bên cạnh đó, quyền lợi của người lao động ký hợp đồng thời vụ phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động và ít hơn quyền lợi của người lao động ký hợp đồng chính thức.
Phần giải thích đối với bảng trên như sau:
(1) Tiền lương theo thỏa thuận: Nhóm (a), (b), (c), (d) đều được hưởng
- Theo điểm đ Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, nội dung về mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung là nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động.
- Căn cứ Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
- Như vậy, người lao động, không kể là người ký hợp đồng thời vụ hay người ký hợp đồng chính thức, đều được hưởng lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
(2) Quyền lợi bảo hiểm xã hội: Nhóm (a) không được hưởng, nhóm (b), (c), (d) được hưởng
- Nhóm (b), (c), (d): Căn cứ điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người làm việc thuộc các nhóm này thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động như sau:
Doanh nghiệp |
Người lao động |
17.5%* |
8% |
* Mức này là 17,3% đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp được đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,3%.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội như hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản,… và các quyền lợi khác theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
>> Xem thêm các công việc liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội:
>> Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau
>> Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
>> Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu
- Nhóm (a): Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nhóm này và doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nhóm (a) sẽ được nhận thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền bằng 17,5% (hoặc 17,3%) mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
(3) Quyền lợi bảo hiểm y tế: Nhóm (a), (b) không được hưởng, nhóm (c), (d) được hưởng
- Nhóm (c), (d): Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, người lao động nhóm này thuộc đối tượng đóng bảo hiểm y tế bắt buộc. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động như sau:
Doanh nghiệp |
Người lao động |
3% |
1.5% |
Người lao động đóng bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh.
>> Xem thêm bài viết:
>> Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục từ ngày 01/7/2023
>> 05 nhóm đối tượng được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh từ 01/7/2023
- Nhóm (a), (b): Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, người lao động và doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm y tế.
Căn cứ Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nhận thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền bằng 3% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
(4) Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp: Nhóm (a), (b) không được hưởng, nhóm (c), (d) được hưởng
- Nhóm (c), (d): Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động nhóm này thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp và người lao động như sau:
Doanh nghiệp |
Người lao động |
1% |
1% |
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu đủ điều kiện theo quy định thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.
- Nhóm (a), (b): Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động và doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nhận thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền bằng 1% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
(5) Quyền lợi về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm: nhóm (a), (b), (c) không được hưởng, nhóm (d) được hưởng
Nhóm (d): Căn cứ Điều 46, Điều 47 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho doanh nghiệp, khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (phụ thuộc vào căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động) cho tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
>> Xem thêm các công việc và bài viết:
>> Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
>> Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa theo mức lương tối thiểu vùng mới năm 2022