Công ty tôi hiện nay không có công đoàn cơ sở, vậy có bắt buộc phải xây dựng thỏa ước lao động tập thể hay không? – Hải An (Ninh Thuận).
>> Phải làm gì để tránh cảnh: Cuối năm, sếp sa thải để né thưởng Tết?
>> Nghỉ việc để khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có bị trừ phép năm?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Hiện nay, thỏa ước lao động tập thể bao gồm:
- Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
- Thỏa ước lao động tập thể ngành;
- Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; và
- Các thỏa ước lao động tập thể khác.
Lưu ý: Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể như sau:
(1) Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp:
Trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
(2) Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành:
Đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
(3) Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp:
Đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Tổ chức đại diện người lao động quyết định thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể; nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng.
- Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
- Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
- Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
Xây dựng thỏa ước lao động tập thể khi không có công đoàn cơ sở (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trường hợp doanh nghiệp có một trong các hành vi vi phạm liên quan đến thỏa ước lao động tập thể thì có thể bị phạt tiền từ 02 triệu - 06 triệu đồng theo khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cụ thể:
- Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định;
- Không trả chi phí cho việc thương lượng; ký kết; sửa đổi, bổ sung; gửi; công bố thỏa ước lao động tập thể;
- Cung cấp thông tin không đúng thời hạn theo quy định hoặc cung cấp thông tin sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
- Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
>> Xem chi tiết: