Trường hợp cuối năm, nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên để né thưởng Tết, vậy người lao động phải làm gì để tránh cảnh này? Thu Diễm (TP. Hồ Chí Minh).
>> Nghỉ việc để khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có bị trừ phép năm?
>> Có phải dịp Tết Quý Mão 2023, lao động khó khăn được nhận 500.000 đồng?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Người sử dụng lao động chỉ được sa thải người lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong một số trường hợp nhất định theo Bộ luật Lao động 2019 (Điều 36, Điều 125); ngoài ra, mọi hành vi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đều bị coi là trái pháp luật.
Tùy vào mức độ vi phạm của hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xem thêm tại bài viết:
>> Đuổi người lao động để né thưởng tết Âm lịch 2023, có bị xử phạt?
>> Công việc pháp lý xử lý kỷ luật người lao động
Căn cứ vào các nội dung nêu trên, để tránh cảnh cuối năm, người lao động bị người sử dụng lao động đuổi việc nhằm khỏi phải thưởng Tết thì người lao động cần phải làm việc tốt, chấp hành đúng quy định của công ty và pháp luật lao động của Nhà nước. Cụ thể, như sau:
(i) Người lao động không được có trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
(ii) Người lao động không được tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
File Excel tính tiền thưởng Tết Âm lịch Quý Mão 2023 |
Cách để tránh cảnh: Cuối năm, sếp sa thải để né thưởng tết
(iii) Nếu người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức thì không được tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
(iv) Người lao động không được tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
(v) Người lao động phải hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
(vi) Trường hợp hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động phải có mặt tại nơi làm việc theo thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019.
(vii) Người lao động không được tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động – Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này; đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động. |