Cho tôi hỏi năm 2023, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được pháp luật quy định như thế nào? – Thành Vinh (Quảng Bình).
>> Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh năm 2023 được quy định thế nào?
>> Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế năm 2023 được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (sửa đổi, bổ sung Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) thì tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
(1) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
(2) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp tại Mục 2 và Mục 3 bên dưới.
Lưu ý:
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Toàn văn file word Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành |
Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí năm 2023 (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (bổ sung Điều 86a vào Luật Sở hữu trí tuệ 2005) thì:
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp tại Mục 3 bên dưới.
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp tại Mục 3 bên dưới.
Căn cứ khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (bổ sung Điều 86a vào Luật Sở hữu trí tuệ 2005), quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau:
- Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước;
- Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;
- Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký theo các nội dung nêu trên.
>> Xem thêm bài viết:
>> Đối tượng nào được đăng ký sở hữu công nghiệp từ ngày 01/01/2023?
>> Trường hợp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2022