Quy định cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên như thế nào? Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên? Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề?
>> Các vùng trồng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam? Sản xuất cà phê thuộc nhóm ngành kinh tế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được quy định như sau:
(i) Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu bị mất chứng chỉ hoặc chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
(ii) Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-03 ban hành kèm theo Nghị định 22/2015/NĐ-CP.
- 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
(iii) Người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp lại theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tại Điều 6 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên bao gồm những nội dung sau:
(i) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Phá sản 2014.
(ii) Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Phá sản 2014 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người đó.
(iii) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được gửi cho người bị thu hồi chứng chỉ, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề có trụ sở và được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
(iv) Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì bị xóa tên khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề gồm:
(i) Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 Nghị định 22/2015/NĐ-CP,
(ii) Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
(iii) Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
(iv) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
(v) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
(vi) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản 2014 và pháp luật có liên quan.