Các vùng trồng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam ? Sản xuất cà phê thuộc nhóm ngành kinh tế nào? Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến cà phê được xây dựng ở khu vực như thế nào?
>> Các trường hợp phải thực hiện thu hồi thực phẩm hiện nay?
Cây cà phê đã xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỷ XIX. Theo thời gian cà phê trở thành loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người Việt. Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Những vùng trồng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như:
- Vùng Tây Bắc: thuộc 1 trong 3 vùng nổi tiếng ở Việt Nam về cây cà phê. Đặc biệt là loại cà phê Arabica, hay còn gọi là cà phê chè.
- Vùng Tây Nguyên: Nơi đây có một nơi được mệnh danh là “vựa” xuất khẩu đứng đầu thế giới – Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk. Những địa danh khác của Tây Nguyên như: Đắk Mil (Đắk Nông), Chư Sê (Gia Lai) … cũng có sản lượng cà phê lớn.
- Vùng Trung Bộ: bao gồm các tỉnh như Quảng Trị và Nghệ An. Tại đây, giống cà phê Catimor được trồng phổ biến do khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và đất đai khắc nghiệt.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ nhóm C Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
C: Công nghệ chế biến chế tạo
…
1077- 10770: Sản xuất cà phê:
- Rang và lọc chất caphêin cà phê;
- Sản xuất các sản phẩm cà phê như: Cà phê hoà tan, cà phê pha phin, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;
- Sản xuất các chất thay thế cà phê;
Như vậy, sản xuất cà phê thuộc nhóm ngành kinh tế 1077 - 10770.
TIỆN ÍCH: Tra cứu mã ngành nghề
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam; Nhóm ngành kinh tế sản xuất cà phê
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Cơ sở chế biến cà phê: Bất cứ nhà xưởng hay khu vực nào, kể cả khu vực lân cận dưới sự kiểm soát của cùng một ban quản lý, được sử dụng để chế biến từ nguyên liệu cà phê quả tươi, cà phê quả khô, cà phê thóc khô ra thành phẩm cà phê nhân để bán, xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm (theo tiểu mục 1.3.6 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT).
Căn cứ tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT, địa điểm xây dựng cơ sở chế biến cà phê phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:
- Không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
- Có đủ nguồn nước sạch và nguồn cung cấp điện.
- Không bị ẩm thấp, không bị ứ nước, ngập lụt.
Căn cứ tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT, kết cấu nhà xưởng chế biến cà phê phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Nhà xưởng chế biến cà phê phải có kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ, cửa kính…).
Kết cấu bao che và sàn nhà phải đảm bảo yêu cầu: làm bằng các vật liệu ít thấm nước, không đọng nước, không gây ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến, thuận tiện cho việc vệ sinh công nghiệp, tránh sự xâm nhập của côn trùng và các động vật gây hại khác.
(ii) Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải bền vững, dễ làm sạch, duy tu bảo dưỡng và khử trùng (Các vật liệu chế tạo phải nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm ra sản phẩm, có khả năng chống ăn mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường).