Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là gì? Quy định về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như thế nào? Nghĩa vụ của doanh nghiệp này trong hoạt động hành nghề?
>> Các trường hợp phải thực hiện thu hồi thực phẩm hiện nay?
>> Quản tài viên là gì? Quyết định thay đổi Quản tài viên là thẩm quyền của ai?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là gì; Quy định về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 10 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định như sau:
(i) Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản 2014. Việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phá sản.
(ii) Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; trong trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở.
(iii) Sở Tư pháp lập danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.
Tại Điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề bao gồm những nội dung sau:
(i) Quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp.
(ii) Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 22/2015/NĐ-CP.
(iii) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện.
(iv) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
(v) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
(vi) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
|