Có thể thiểu QA là gì? Quyền và nghĩa vụ của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 gồm những nội dung gì?
>> Nhập khẩu thuốc thú y phải đảm bảo các điều kiện nào?
>> Chủ sở hữu của di sản văn hóa có quyền và trách nhiệm gì?
Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance_QA) là một phương pháp nhằm ngăn ngừa lỗi hoặc sai sót trong quá trình sản xuất và giảm thiểu các vấn đề khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Theo định nghĩa của ISO 9000, QA là “một phần trong quản lý chất lượng, tập trung vào việc đảm bảo các yêu cầu về chất lượng được đáp ứng.”
Khác với kiểm soát chất lượng (Quality Control_QC), vốn tập trung vào việc phát hiện và sửa chữa lỗi ở giai đoạn cuối cùng, QA chú trọng đến ngăn ngừa lỗi ngay từ những giai đoạn đầu của quy trình sản xuất hoặc phát triển. Điều này thường được gọi là “nghiêng về bên trái” của quy trình, nhấn mạnh việc tập trung vào chất lượng sớm hơn trong chuỗi phát triển.
Nnư vậy, thắc mắc “QA là gì?” đã được giả đáp cụ thể như trên.
QA (Đảm bảo chất lượng): Bao gồm các hoạt động và quy trình hệ thống để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng ngay từ đầu.
QC (Kiểm soát chất lượng): Tập trung kiểm tra kết quả đầu ra, phát hiện và loại bỏ sai sót trong sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi hoàn thành.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 09/12/2022] |
QA là gì; Quyền và nghĩa vụ của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa gồm những gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Điều 11 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, quyền của người nhập khẩu bao gồm:
(i) Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa do mình nhập khẩu.
(ii) Yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hóa đúng chất lượng đã thoả thuận theo hợp đồng.
(iii) Lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.
(iv) Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
(v) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình nhập khẩu.
(vi) Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
(vii) Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(viii) Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, nghĩa vụ của người nhập khẩu gồm:
(i) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
(ii) Chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
(iii) Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(iv) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa.
(v) Thông báo điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản hàng hóa theo quy định của pháp luật.
(vi) Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
(vii) Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành hàng hóa cho người bán hàng, người sử dụng.
(viii) Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng trả lại.
(ix) Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(x) Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(xi) Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
(xii) Thu hồi, xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
(xiii) Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(xiv) Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(xv) Trả chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.