Chủ sở hữu của di sản văn hóa có quyền và trách nhiệm gì? Các loại di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các loại hình nào? Cảnh quan văn hóa của di tích được quy định là gì?
>> Thành lập nhà xuất bản phải đảm bảo các điều kiện nào?
>> Lái xe ô tô không được quá bao nhiêu giờ một ngày?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định về quyền của chủ sở hữu di sản văn hóa bao gồm các nội dung sau:
(i) Thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
(ii) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa hỗ trợ, phối hợp nhận diện, xác định giá trị và thực hiện quy trình, thủ tục đưa vào danh mục kiểm kê; được giữ bí mật thông tin, nếu có yêu cầu.
(iii) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa hỗ trợ và phối hợp về nghiệp vụ lưu giữ, bảo quản, tư liệu hóa, tạo điều kiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thoả thuận.
(iv) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ và hướng dẫn các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.
(v) Gửi tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức của Nhà nước có thẩm quyền, chức năng phù hợp trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
(vi) Quyền khác của chủ sở hữu của di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Chủ sở hữu của di sản văn hóa có quyền và trách nhiệm gì (Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định chi tiết về trách nhiệm của chủ sở hữu di sản văn hóa bao gồm:
(i) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan, tiếp cận, nghiên cứu di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
(ii) Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.
(iii) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Di sản văn hóa 2024 về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
(i) Biểu đạt và truyền thống truyền khẩu gồm các hình thức thể hiện thông tin bằng ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, ký tự và ngữ văn dân gian.
(ii) Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu truyền thống và các hình thức trình diễn dân gian khác.
(iii) Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm các thực hành thường xuyên, ổn định, thể hiện quan niệm, niềm tin của cộng đồng, thông qua các lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể.
(iv) Lễ hội truyền thống gồm các thực hành nghi lễ và sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng, được thực hiện theo chu kỳ tại không gian văn hóa liên quan.
(v) Tri thức dân gian gồm tri thức về tự nhiên và vũ trụ, sức khỏe và đời sống con người, lao động, sản xuất, phòng bệnh, chữa bệnh, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
(vi) Nghề thủ công truyền thống gồm các thực hành thủ công bằng tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết, nghệ thuật cùng với công cụ, đồ vật, đồ tạo tác, nguyên vật liệu tự nhiên, tạo ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể.
Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định giải thích cảnh quan văn hóa của di tích như sau:
Cảnh quan văn hóa của di tích là cảnh quan thiên nhiên, môi trường - sinh thái và không gian cảnh quan vật chất tự nhiên chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ cùng không gian văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan có tầm quan trọng trong việc hình thành giá trị của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.