Phối trộn phụ gia thực phẩm cần chú ý yêu cầu gì? Yêu cầu đối với phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm?
>> Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng thực phẩm có bị phạt không?
>> Không thành lập Ban kiểm soát theo quy định thì bị phạt bao nhiêu?
Cụ thể về việc các yêu cầu cần chú ý khi phối trộn phụ gia thực phẩm, sẽ căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT, gồm những nội dung sau đây:
a) Chỉ được phép phối trộn các phụ gia thực phẩm khi không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người;
b) Liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm trong thành phần cấu tạo;
c) Hướng dẫn mức sử dụng tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Như vậy, khi phối trộn phụ gia thực phẩm cần phải đảm bảo theo 04 yêu cầu nêu trên, được quy định tại Thông tư 24/2019/TT-BYT. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Phối trộn phụ gia thực phẩm cần chú ý yêu cầu gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Nội dung về các yêu cầu đối với phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2019/TT-BYT, như sau:
a) Được phép sử dụng trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);
c) Thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần phải bảo đảm lượng phụ gia thực phẩm đó không được vượt quá mức sử dụng tối đa trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm theo quy trình, công nghệ sản xuất.
Quý khách hành xem cụ thể các nội dung cần chú ý khi sử dụng phụ gia thực phẩm vào thức ăn tại >> Sử dụng phụ gia thực phẩm vào thức ăn cần chú ý nguyên tắc gì?
Điều 17. Trách nhiệm thi hành - Thông tư 24/2019/TT-BYT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BYT) 1. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong toàn quốc. 2. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm: a) Hướng dẫn tra cứu các quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm của CAC, danh mục hoặc cơ sở dữ liệu về hương liệu thực phẩm của JECFA, FEMA và Liên minh châu Âu trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm (địa chỉ: https://vfa.gov.vn). b) Đề xuất soát xét, sửa đổi Thông tư này theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, thực phẩm. 3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phụ gia thực phẩm, thực phẩm phải bảo đảm: a) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phụ gia thực phẩm theo quy định tại Thông tư này; b) Ngừng sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan khi phát hiện phụ gia thực phẩm không bảo đảm theo quy định tại Thông tư này; c) Thu hồi, xử lý phụ gia thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành. d) Trường hợp đề nghị bổ sung phụ gia thực phẩm, đối tượng thực phẩm chưa được quy định tại Thông tư này, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh tính an toàn của sản phẩm để được xem xét. |