Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng thực phẩm có bị phạt không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền? Nguyên tắc áp dụng mã nhóm thực phẩm được quy định thế nào?
>> Không thành lập Ban kiểm soát theo quy định thì bị phạt bao nhiêu?
>> Cần chú ý yêu cầu gì khi sang chiết phụ gia thực phẩm?
Căn cứ điểm b khoản 2, điểm a khoản 8 Điều 5 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP(được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP), thì hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng thực phẩm, sẽ bị xử lý tùy theo đối tượng vi phạm:
Đối với cá nhân có hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng thực phẩm, sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng và buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm vi phạm. Cụ thể quy định như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
...
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng thực phẩm có bị phạt không
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo đó, nếu như tổ chức có hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng thực phẩm, sẽ bị phạt tiền gấp đôi mức phạt đối với cá nhân (nêu tại Mục 1.1 bài viết này). Cụ thể từ 40 triệu đến 60 triệu đồng và buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm vi phạm.
Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2019/TT-BYT, nguyên tắc áp dụng mã nhóm thực phẩm được quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng mã nhóm thực phẩm:
a) Khi một phụ gia thực phẩm được sử dụng cho một nhóm lớn thì cũng được sử dụng cho các phân nhóm thuộc nhóm lớn đó, trừ khi có quy định khác;
b) Khi một phụ gia thực phẩm được sử dụng trong một phân nhóm thì phụ gia đó cũng được sử dụng trong các phân nhóm nhỏ hơn hoặc các thực phẩm riêng lẻ trong phân nhóm đó, trừ khi có quy định khác.
Như vậy, việc áp dụng mã nhóm thực phẩm phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phụ gia thực phẩm trong nhóm lớn: Khi một phụ gia được áp dụng cho một nhóm lớn, nó cũng được phép sử dụng cho các phân nhóm nhỏ hơn, trừ khi có quy định cụ thể khác.
- Phụ gia thực phẩm trong phân nhóm: Nếu phụ gia được sử dụng trong một phân nhóm, nó cũng có thể được sử dụng cho các phân nhóm nhỏ hơn hoặc các thực phẩm riêng lẻ trong phân nhóm đó, trừ khi có quy định khác.