Part time là gì? Làm việc part time có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội? Quy định về đóng bảo hiểm xã hội lao động part time? Làm việc part time có cần ký hợp đồng không?
>> Khấu trừ lương là gì? Mức khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại hiện nay là bao nhiêu?
>> Tết Hạ nguyên là gì? Người lao động có được nghỉ làm ngày Tết Hạ nguyên?
Part time là hình thức lao động bán thời gian, trong đó người lao động chỉ làm việc một phần của số giờ làm việc so với nhân viên toàn thời gian (full-time). Hình thức làm việc này phổ biến trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là dịch vụ, bán lẻ, nhà hàng, và công việc tạm thời.
Part time là hình thức lao động không trọn thời gian được quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Part time là gì? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, nhân viên part time làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với nhân viên part time như sau:
Loại bảo hiểm |
Nhân viên part time |
Doanh nghiệp |
|
Bảo hiểm xã hội |
Hưu trí, tử tuất |
8% |
14% |
|
Ốm đau, thai sản |
- |
3% |
Bảo hiểm y tế |
1,5% |
3% |
|
Bảo hiểm thất nghiệp |
1% |
1% |
|
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh thất nghiệp |
- |
0,5 % |
|
Tổng mức đóng |
10,5% |
21,5% |
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1 Điều 85 và khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13).
- Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013.
- Khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
Như vậy, nếu lao động part time làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên và hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì được đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng 10,5% mức tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
>> Xem thêm: Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm việc không trọn thời gian như sau:
- Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
- Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, ký kết hợp đồng lao động là điều bắt buộc nhằm đảm bảo các quyền lợi cho người lao động làm việc part-time.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)
|
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
|
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Theo đó mức lương tối thiểu giờ đối với nhân viên part time được xác định theo vùng như sau:
- Vùng I: 23.800 đồng/giờ.
- Vùng II: 21.200 đồng/giờ.
- Vùng III: 18.600 đồng/giờ.
- Vùng IV: 16.600 đồng/giờ.
Như vậy, mức lương tối thiểu theo giờ đối với nhân viên part-time sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng vùng hoặc địa bàn.
>> Xem thêm: Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện từ ngày 01/7/2024