Những trường hợp phương tiện thủy nội địa vận tải hành khách du lịch bị thu hồi biển hiệu? Các trường hợp trường hợp phương tiện vận tải hành khách du lịch cần cấp đổi biển hiêu?
>> Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia là gì?
>> Doanh nghiệp viễn thông được xác định có vị trí thống lĩnh trên thị trường khi nào?
Căn cứ theo quy định Điều 20 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về các trường hợp thu hồi biển hiệu của phương tiện thủy nội địa vận tải hành khách du lịch bao gồm:
a) Không bảo đảm điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
b) Phương tiện vận tải bị tai nạn giao thông, không còn bảo đảm trạng thái kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện bị thu hồi.
c) Cho mượn biển hiệu đã được cấp để gắn vào phương tiện khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Những trường hợp phương tiện thủy nội địa vận tải hành khách du lịch bị thu hồi biển hiệu
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về các trường hợp cần cấp đổi biện hiệu phương tiện vận tải hành khách du lich gồm:
- Thay đổi chủ sở hữu phương tiện vận tải khách du lịch hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.
- Biển hiệu hết hạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hồ sơ và trình tự cấp đổi biển hiệu phương tiện vận tải hành khách du lịch như sau:
(i) Hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/217/NĐ-CP.
- Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Du lịch 2017.
- Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải, cần xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện ký kết với tổ chức hoặc cá nhân sở hữu phương tiện vận tải, hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ được ký giữa thành viên và hợp tác xã.
(ii) Trình tự thủ tục cấp đổi:
- Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
- Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc đối với phương tiện là xe ô tô và 07 ngày làm việc đối với phương tiện thủy nội địa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, cấp biển hiệu cho phương tiện vận tải khách du lịch.
Trong trường hợp từ chối, phải có văn bản thông báo hoặc qua địa chỉ giao dịch điện tử của đơn vị và kèm theo lý do từ chối.
- Trong quá trình thẩm định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP, có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng còn lại của phương tiện.